Bí quyết ôn thi đánh giá năng lực hiệu quả nhất bạn không thể bỏ qua

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn sắp tham gia kỳ thi đánh giá năng lực và muốn tìm kiếm bí quyết ôn tập hiệu quả? Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn những kỹ thuật ôn tập đơn giản, nhưng cực kỳ hiệu quả để bạn chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Hãy cùng khám phá những chiến lược độc đáo và các mẹo vượt qua áp lực của bài thi trong bài viết “Bí quyết ôn thi đánh giá năng lực hiệu quả nhất” sau đây!

Bài viết tham khảo thêm:

I. Đề cương ôn thi Đánh giá năng lực 2023

Để việc ôn thi đánh giá năng lực hiệu quả và chinh phục được điểm số cao trong kỳ thi Đánh giá năng lực, trước hết các sĩ tử cần thực hiện chính là nắm vững được đề cương ôn thi đánh giá năng lực. Chi tiết như sau:

1. Đề cương ôn thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội 2023

Cấu trúc Lĩnh vực kiến thức Số câu + Dạng thức câu hỏi Mục tiêu đánh giá
Tư duy định lượng

(Toán học)

– Đại số 

– Hình học 

– Giải tích 

– Thống kê và xác suất sơ cấp

50 câu hỏi với:

– 35 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn 

– 15 câu điền đáp án

Năng lực giải quyết vấn đề, lập luận,  suy luận, tư duy logic, tư duy tính toán, mô hình hóa toán học, khái quát hóa, sử dụng ngôn ngữ và biểu diễn toán học, tư duy trừu tượng không gian.
Tư duy định tính

(Ngữ văn – Ngôn ngữ)

– Văn học 

– Ngôn ngữ (từ vựng – ngữ pháp)

– Văn hóa

– Xã hội

– Lịch sử

– Địa lý

– Nghệ thuật,…

50 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn Năng lực giải quyết vấn đề, tư duy logic, lập luận, tuy duy ngôn ngữ tiếng Việt.
Khoa học

(Tự nhiên – Xã hội)

– Vật Lý: Cơ học, điện học, từ trường, hạt nhân nguyên tử, quang học, lượng tử ánh sáng,…

– Hóa học: Hóa học đại cương (cấu tạo nguyên tử, các nguyên tố); hóa vô cơ; hóa hữu cơ,…

– Sinh học: Sinh học cơ thể, tiến hóa, di truyền và biến dị,…

– Lịch sử: lịch sử Việt Nam cận – hiện đại, Lịch sử thế giới cận – hiện đại,…

– Địa lý: Địa lý tự nhiên, địa lý dân cư,địa lý các ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,  địa lý các vùng kinh tế.

– 50 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn

– 3 câu điền đáp án thuộc lĩnh vực các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học

– Năng lực tìm hiểu, khám phá và ứng dụng khoa học; 

-Khả năng giải quyết vấn đề và tư duy, lập luận, sáng tạo và tổng hợp, ứng dụng, am hiểu đời sống kinh tế xã hội; 

– Khả năng tái hiện hiện tượng, sự kiện, nhân vật lịch sử; 

– Khả năng nhận thức về thế giới theo quan điểm không gian thông qua lĩnh vực Địa lý; 

– Khả năng nghiên cứu và thực nghiệm thông qua lĩnh vực Hóa học, Vật lý và Sinh học.

2. Đề cương ôn thi Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM 2023

Cấu trúc Số câu & Dạng thức câu hỏi Mục tiêu đánh giá
Sử dụng ngôn ngữ – 20 câu tiếng Việt

– 20 câu tiếng Anh

Đánh giá kiến thức văn học:

 – Khả năng dùng từ 

– Khả năng đọc hiểu, 

– Khả năng phân tích bài viết tiếng Anh và tiếng Việt.

Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu – 10 câu toán học

– 10 câu tư duy logic

– 10 câu phân tích số liệu

Đánh giá các vấn đề về: 

– Toán phổ thông

– Các bài suy luận và xác định các quy luật logic

– Các bài phân tích và lựa chọn phương án trả lời tương ứng với từng bảng số liệu đã cho trước.

Giải quyết vấn đề – 10 câu hóa học; 

– 10 câu vật lý; 

– 10 câu sinh học, 

– 10 câu địa lý

– 10 câu lịch sử, chính trị, xã hội

Đánh giá về những vấn đề liên quan tới kiến thức khoa học xã hội và tự nhiên

3. Đề cương ôn thi Đánh giá tư duy đại học Bách Khoa Hà Nội 2023

Cấu trúc Số câu & Dạng thức câu hỏi Mục tiêu đánh giá
Tư duy Toán học – Chưa công bố – – Khả năng tư duy, phát triển năng lực của học sinh. 

– Mức độ sẵn sàng vào đại học của học sinh.

Tư duy Đọc hiểu – Chưa công bố – – Khả năng đọc nhanh, hiểu đúng thông qua các bài báo chí, văn học, các văn bản khoa học. 

– Kỹ năng lập luận, viện dẫn của thí sinh nhằm xác định rõ các ý chính, hiểu rõ những chuỗi sự kiện, phân tích những chi tiết quan trọng trong bài.

Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề – Chưa công bố – – Kỹ năng giải quyết vấn đề, cách thí sinh phân tích, giải quyết, đánh giá hặc lý giải vấn đề.

⇒ Tham khảo thêm: Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 

II. Lộ trình các bước ôn thi đánh giá năng lực chi tiết

Bước 1: Xác định rõ trình độ hiện tại của bản thân

Bước đầu tiên trong quá trình ôn thi Đánh giá năng lực là thí sinh cần xác định rõ trình độ hiện tại của bản thân. Việc này giúp thí sinh hiểu rõ được những điểm mạnh, điểm yếu của mình ở những môn học xuất hiện trong đề thi đánh giá năng lực. Từ đó, thí sinh có thể phân bổ thời gian, xây dựng lộ trình học tập phù hợp và mang lại hiệu quả nhất. 

on-thi-danh-gia-nang-luc-1
Hãy các định rõ trình độ hiện tại của bản thân
  • Đối với những môn học bạn đã có nền tảng vững chắc, hãy phải dành nhiều thời gian luyện đề và các phương pháp, kỹ năng làm bài để có thể dành trọn số điểm tối đa với thời gian nhanh nhất.
  • Ngược lại, với những môn học bạn đang yếu, hãy “tổng ôn” thật kỹ những kiến thức trong sách giáo khoa lớp 10, 11 và 12 để củng cố thêm về kiến thức của bản thân. 

Từ đây, bạn cũng có thêm một mẹo vô cùng hiệu quả trong quá trình ôn thi đánh giá năng lực chính là các bạn có thể cân nhắc về thứ tự câu hỏi ưu tiên khi làm bài thi. Ví dụ: hãy tập trung ôn luyện những phần kiến thức mà bản thân nắm vững trước để tránh lãng phí thời gian làm bài, sau đó hãy hoàn thành những bài tập còn lại sau.

Bước 2: Tiến hành ôn luyện

Sau khi đã xác định rõ ràng trình độ hiện tại của bản thân thì bước ôn thi Đánh giá năng lực tiếp theo là bạn cần xây dựng cho mình một lộ trình, lập ra kế hoạch ôn tập hợp lý. Đây là một bước vô cùng quan trọng vì việc này quyết định bạn sẽ ôn luyện như thế nào cũng như có thêm những động lực trong quá trình ôn luyện thi.

Lưu ý rằng khi bạn đưa ra các chiến lược ôn thi đánh giá năng lực cần căn cứ theo trình độ hiện tại của bản thân đã xác định ở bước 1. Nếu như bạn đặt ra mục tiêu quá cao hoặc quá thấp sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình ôn tập và đôi khi sẽ gây nên phản tác dụng. 

Sau đây là gợi ý của Khóa Học Tốt về lộ trình ôn luyện dành cho các bạn có trình độ thấp và trình độ tốt hơn:

1. Trình độ thấp ôn luyện như thế nào? 

Đối với những bạn bắt đầu ôn luyện từ trình độ thấp, Khóa Học Tốt sẽ hướng dẫn cách ôn thi đánh giá năng lực đầy đủ tất nhất để có thể được những số điểm mơ ước:

a) Với phần thi ngôn ngữ 

– Ngôn ngữ Tiếng Việt:

  • Hãy ôn tập lại những kiến thức ngữ pháp Tiếng Việt cơ bản có trong sách giáo khoa cấp 2 và cấp 3. Ngoài ra, để nâng cao thêm trình độ của bản thân, các bạn cũng có thể tìm đọc thêm về những kiến thức rộng hơn như là chính tả, thành ngữ, tục ngữ, từ Hán Việt,…
  • Bước tiếp theo, các bạn hãy tìm đọc lại tất cả các tác phẩm văn học để chắc chắn về các thể loại, thông tin tác giả, nội dung, ý nghĩa,… Bên cạnh đó hãy ôn lại cách làm bài đọc nhiều lần trước khi đến với giai đoạn luyện đề.

– Ngôn ngữ Tiếng Anh: Hãy lập một hệ thống về ngữ pháp, trau dồi thêm vốn từ vựng và luyện tập với các bài đọc. Nếu Tiếng Anh là một môn trong tổ hợp sẽ thi TN THPT, bạn cũng có thể kết hợp ôn tập cho cả hai kỳ thi này. 

b) Với phần thi Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu

Để ôn thi đánh giá năng lực với môn Toán, các thí sinh hãy ôn tập các phần tương tự như kỳ thi TN THPT Quốc Gia, hãy ôn tập lại những kiến thức của lớp 10 và 11.

on-thi-danh-gia-nang-luc-2

Ngoài ra, các bạn cần tập làm quen với những dạng bài toán tư duy để có thể định hình được cách suy luận, cách xác định được những quy luật logic trong đề thi đánh giá năng lực. Đối với những bài toán phân tích số liệu, bạn cần phải đọc đề bài thật kỹ, ôn tập lại những công thức tính tỷ lệ phần trăm. 

c) Với phần thi giải quyết vấn đề

– Ôn thi Đánh giá năng lực môn tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh): 

  • Các bạn cần nắm vững các công thức cơ bản và làm nhiều bài bài tập áp dụng ngay. 
  • Đừng quên ôn lại một số kiến thức trọng tâm có trong chương trình học lớp 10 và 11. Các dạng bài đọc và những câu hỏi đi kèm sẽ yêu cầu thí sinh cần phải có kỹ năng đọc hiểu tốt và nắm chắc những kiến thức cơ bản để có thể kết hợp suy luận. Ngoài ra còn có một số câu hỏi mở rộng.

– Ôn thi Đánh giá năng lực môn xã hội (Sử, Địa): 

  • Với môn Lịch sử, các bạn cần tóm tắt kiến thức của từng chương, ghi nhớ những thông tin về sự kiện, những nhân vật lịch sử quan trọng có trong sách giáo khoa cấp 3. 
  • Đối với môn Địa lý, hãy ôn tập lại một số  kiến thức về các địa danh, vùng miền, khí hậu, đặc điểm về thời tiết, kinh tế,… Đồng thời, cũng cần ghi chú thêm những nội dung, kiến thức mang tính chất nổi bật, được chú ý nhiều nhất hoặc xuất hiện đầu tiên.

2. Trình độ cao ôn luyện như thế nào?  

Ở trình độ này, các bạn nên tập trung vào ôn thi Đánh giá năng lực các dạng bài thi trong kỳ thi, cụ thể như sau: 

a) Hướng dẫn ôn thi đánh giá năng lực phần thi định tính: 

– Dạng bài đọc hiểu: Trước tiên, hãy đọc một lượt tổng quan bài đọc hiểu, không cần phải đọc quá kĩ để tránh lãng phí thời gian. Sau đó, hãy đọc phần câu hỏi nhằm tìm luôn dữ liệu trong bài để đưa ra câu trả lời. Thông thường, những câu hỏi dạng bài này sẽ mang tính chất nhận biết như: phương thức biểu đạt được sử dụng ở trong bài là gì, phong cách ngôn ngữ sử dụng ở trong bài là gì,…

– Dạng tìm lỗi sai: Dạng bài này thường tập trung vào những vấn đề ý nghĩa của từ, ngữ pháp và chính tả. Để làm dạng bài này, thí sinh cần đọc khái quát trước để nắm nội dung chính, để ý tới những từ ngữ đứng phía trước và sau của từ ngữ được gạch chân để có thể tìm ra lỗi sai.

– Dạng tìm từ khác loại: Dạng bài này thường tập trung vào những vấn đề: từ loại, từ đồng âm, ngữ nghĩa của từ. thí sinh cần tập trung tìm điểm chung giữa những từ được nằm trong phần đáp án rồi áp dụng phương pháp loại trừ để lựa chọn đáp án khác biệt nhất. 

– Dạng bài về tác giả và tác phẩm: Hãy luyện tập ghi nhớ kiến thức về các tác giả, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật, chủ đề và giai đoạn sáng tác của tác giả. Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm tới thể loại, phong cách, trường phái cũng như hoàn cảnh ra đời của tác phẩm văn học đó.

– Dạng điền từ: Cần chú trọng vào những nội dung của câu văn để lựa chọn từ nối sao cho thích hợp với nội dung. Hãy dùng hết kiến thức của phần văn bản để làm những câu hỏi dạng này cho tốt.

– Dạng đọc hiểu tác phẩm: Các tác phẩm được sử dụng ở trong đề thi thử đánh giá năng lực đều nằm trong chương trình THPT. Vì vậy, các bạn học sinh chỉ cần nắm vững được kiến thức bao gồm: nội dung, hình ảnh, giá trị nghệ thuật, biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng ở trong tác phẩm văn học đó. Các bạn chú ý hãy đọc thật kỹ các câu trả lời để tránh chọn sai bởi vì nhiều câu có đáp án sẽ gần giống với nhau.

b) Hướng dẫn ôn thi đánh giá năng lực phần thi định lượng 

Phần thi Tư duy định lượng (Môn Toán) có một hệ thống kiến thức rộng và dàn trải trong toàn bộ chương trình THPT (từ lớp 10-12) và được trải rộng ở 4 cấp độ nhận thức (từ NB – TH – VD – VDC) trong mỗi khối lớp.

on-thi-danh-gia-nang-luc-3

Mặt khác, các câu hỏi thường mang tính chất phân loại học sinh (thuộc cấp độ VD – VDC) chiếm tỉ lệ tương đối lớn ( 48%) và không chỉ được tập trung vào bất cứ chuyên đề nào. Số lượng các câu hỏi vận dụng thực tế và liên môn bao cóm khoảng 10 câu. 

Vậy nên trong quá trình ôn luyện, thí sinh cần học đều tất cả các kiến thức và tốt nhất là xây dựng hệ thống đề cương một cách logic. Điều này giúp các bạn ghi nhớ rất lâu cũng như có thể dễ dàng tìm ra được những lỗi sai về bản chất. Bên cạnh đó, đừng bỏ qua những phần kiến thức đọc thêm ở trong sách bởi vì đây đều là những phần bài tập có tính vận dụng rất cao và thường xuất hiện trong đề. 

Ngoài ra, hãy tham khảo thêm các nguồn tài liệu bên ngoài, những đề thi đánh giá năng lực các năm để làm quen, cọ sát với những câu hỏi lạ cũng như rèn luyện thêm các phương pháp làm bài hiệu quả và tiết kiệm thời gian.

c) Hướng dẫn ôn thi đánh giá năng lực phần thi khoa học 

Với phần thi môn Vật lý:

  • Đề thi môn Lý thường có 10 câu hỏi thuộc kiến thức của lớp 11 và lớp 12. Cụ thể, chương trình lớp 11 thường liên quan tới các chuyên đề: từ trường, dòng điện, hoặc khúc xạ ánh sáng. Kiến thức của lớp 12 thường thuộc cả 7 chương trong SGK vật lý 12.
  • Phần lớn các câu hỏi đều không quá khó, chỉ cần thí phải nắm thật chắc các kiến thức cơ bản đồng thời luyện tập thêm nhiều dạng bài tập là có thể đạt điểm ở phần này.

– Với phần thi môn Hóa học:

  • Đề thi môn hóa học có 10 câu hỏi nằm thuộc chương trình của cả ba lớp 10, 11 và 12. Cụ thể, kiến thức lớp 10 thường liên quan tới: tốc độ phản ứng của các chất hóa học và cân bằng phương trình hóa học. Để làm tốt phần này các bạn nên tập trung ôn tập những dạng bài, yếu tố có ảnh hưởng đến sự dịch chuyển cân bằng hóa học.
  • Kiến thức hóa học lớp 11 thường là các câu hỏi ở chương 1 và chương 2 cùng những bài tập tổng hợp về hidrocacbon. Hãy học thật chắc kiến thức hóa 11 để đạt điểm ở phần thi này.

– Với phần thi môn Sinh học: 

Phần thi môn Sinh học gồm có 10 câu hỏi liên quan đến 2 dạng bài trắc nghiệm và điền đáp án:

  • Phần thi trắc nghiệm: Có 9 câu hỏi liên quan đến chương trình môn sinh học lớp 11 (4 câu) và lớp 12 (5 câu). Những câu hỏi ở mức NB và TH yêu cầu thí sinh cần phải ghi nhớ và nắm chắc kiến thức. Vậy nên để ôn tập phần này, các bạn cần học thật kỹ, nắm chắc chứ không nên chỉ học một cách mơ hồ, hiểu không sâu thì sẽ không thể trả lời chính xác câu hỏi.
  • Đối với phần điền đáp án: Thường sẽ chỉ có duy nhất 1 câu hỏi liên quan tới tính toán thuộc kiến thức di truyền, biến dị, cơ chế và những quy luật di truyền. Các câu hỏi này sẽ không đưa ra sẵn đáp án mà bắt thí sinh phải tự tính toán để tìm ra đáp án. Vậy nên, phần này buộc thí sinh cần phải vận dụng kiến thức mình đã học để có thể  giải được bài toán.

Bước 3: Giai đoạn luyện đề 

Sau khi đã ôn tập lại kiến thức, bước tiếp theo trong quy trình ôn thi đánh giá năng lực của bạn chính là luyện đề. Bước này được là giai đoạn nước rút trong cả quá trình ôn luyện giúp cho thí làm quen với cấu trúc bài thi, cách ra đề cũng như luyện đề thực chiến như lúc bản thân đang làm bài thi thật (phân bổ về thời gian, tâm lý,..). Sau đây là một số chia sẻ của Khóa Học Tốt về giai đoạn này:

1. Thời gian luyện đề

Thời gian thí sinh cần chú trọng để bắt đầu luyện đề là từ 1 đến 3 tháng trước khi kỳ thi đánh giá năng lực chính thức diễn ra.

2. Tìm đề ở đâu?

Nên tìm tài liệu ở đâu để luyện đề? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh gửi đến cho Khóa Học Tốt.

on-thi-danh-gia-nang-luc-4

Đầu tiên, thí sinh nên tìm đề thi minh họa của các trường tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để có thể bám sát với cấu trúc đề thi. Khóa học tốt đã cung cấp tất cả các đề thi trong bài viết Tổng hợp tất cả đề thi Đánh giá năng lực 2023

Ngoài ra, các bạn có thể tìm thêm đề thi ở các trang web, sách, app luyện thi đánh giá năng lực. Tham khảo ngay những bài viết dưới đây nhé:

Hãy luyện đề thật nhiều, càng làm nhiều các bạn sẽ biết được mình yếu ở dạng bài nào, tập trung ôn tập để có thể không mắc lỗi khi làm lại dạng bài đó; rèn luyện các phương pháp, kỹ năng đã học ở các bước trước đó.

3. Luyện đề nào như thế nào?

Để quá trình luyện đề thi đánh giá năng lực của bạn đạt hiệu quả tốt nhất. Sau đây Khóa Học Tốt sẽ chia sẻ cho các bạn một số lời khuyên: 

  • Chọn không gian yên tĩnh
  • Chọn thời gian thích hợp luyện đề
  • Tuân thủ thời gian đúng thời gian đề thi quy định.
  • Tránh xa các thiết bị điện tử khi luyện đề.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái khi luyện đề
  • Sau khi làm xong đề, hãy kiểm tra lại đáp án và đọc thật kỹ những phần kiến thức mình làm sai để rút ra kinh nghiệm khi làm dạng bài ấy.

 

Như vậy, thông qua bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu những bí quyết ôn thi đánh giá năng lực hiệu quả nhất. Đó là những kỹ thuật ôn tập đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả, bao gồm lập kế hoạch ôn tập, tập trung vào những kỹ năng quan trọng, sử dụng tài liệu ôn thi đúng cách và tạo ra một môi trường học tập hiệu quả. Bằng cách áp dụng những bí quyết này, bạn sẽ tăng cơ hội đạt kết quả cao trong kỳ thi đánh giá năng lực của mình. Chúc bạn thành công và đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi đánh giá năng lực sắp tới!