Kinh nghiệm “đắt giá” để đạt điểm cao trong kỳ thi Đánh giá năng lực

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn muốn tham dự kỳ thi đánh giá năng lực nhưng không biết nên bắt đầu ôn như thế nào? Bạn đã tự ôn tập lâu ngày nhưng kết quả mãi chưa cải thiện? Để hóa giải được khó khăn bản thân đang gặp phải, bạn hãy tham khảo bài viết này. Bài viết sẽ chia sẻ những kinh nghiệm thi đánh giá năng lực của các thế hệ đi trước để giúp bạn đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi sắp tới một cách dễ dàng.

Bài viết tham khảo thêm:

I. Kinh nghiệm thi đánh giá năng lực – Trước khi thi

Để giúp cho các sĩ tử đạt được điểm cao trong kỳ thi đánh giá năng lực, chúng tôi đã tổng hợp một số kinh nghiệm ôn thi của những vị “tiền bối” để lại.

1. Nắm rõ thông tin về kỳ thi đánh giá năng lực

Kỳ thi này đang còn rất mới lạ, để có thể tự tin “chiến đấu” trên “chiến trường” này thì các bạn cần phải nắm rõ thông tin về kỳ thi đánh giá năng lực. Các bạn cần giải đáp được những câu hỏi: Kỳ thi đánh giá năng lực là gì? Có nên tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của một số trường Đại học không? Có những lợi ích nào khi tham gia kỳ thi ĐGNL? Những trường Đại học nào tổ chức kỳ thi này? Các trường Đại học sử dụng kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển?.v.v.

kinh-nghiem-thi-danh-gia-nang-luc-1

2. Ôn tập kiến thức cơ bản

Về tổng quan, kỳ thi đánh giá năng lực/ đánh giá tư duy tập trung đánh giá một số yếu tố sau: 

  • Khả năng áp dụng kiến thức THPT đã học của thí sinh.
  • Năng lực tư duy của thí sinh.
  • Đặc biệt, không đánh giá/kiểm tra kỹ năng học thuộc lòng của thí sinh 

Do đó, cách ôn thi đánh giá năng lực phù hợp nhất cho bạn đó chính là trước tiên hãy nắm vững kiến thức nền tảng cơ bản. Khi đã nắm vững được kiến thức nền tảng thí sinh sẽ có thể dễ dàng linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề ở trong phòng thi. Lời khuyên chúng tôi muốn gửi đến bạn đó là hãy ôn tập kiến thức cơ bản trọng tâm của toàn bộ các môn học trong chương trình THPT, vì mỗi mảng kiến thức đều hữu ích khi làm bài thi, nên các bạn không nên bỏ sót bất kỳ kiến thức nào đâu nhé!

3. Làm quen dạng bài tính toán và logic

Một lời khuyên để thi đánh giá năng lực/ đánh giá tư duy hiệu quả nữa mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đó là: làm quen với dạng bài tính toán và logic. Dạng bài logic và dạng bài tính toán được coi là một dạng khá mới mẻ so với kỳ thi THPT Quốc gia. Những câu hỏi trong phần thi này hiếm khi xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia bởi tính mới lạ và độc đáo của chúng. Do đó, khi tiếp cận với dạng bài logic và tính toán, nhiều thí sinh ban đầu sẽ cảm thấy khá bỡ ngỡ.

kinh-nghiem-thi-danh-gia-nang-luc-2

Vậy nên, kinh nghiệm ôn thi ở đây chúng tôi muốn gợi ý cho bạn là hãy “luyện đề, luyện đề và luyện đề” để làm quen và thuần thục với dạng bài logic cũng như dạng bài tính toán.

4. Rèn luyện khả năng tư duy

Kinh nghiệm thi đánh giá năng lực/đánh giá tư duy trước khi thi tiếp theo mà chúng tôi muốn gợi ý cho bạn đó là: hãy rèn luyện khả năng tư duy. Một trong những tiêu chí chính của những kỳ thi riêng này là đánh giá khả năng tư duy của thí sinh. Vậy nên, để có thể đạt được điểm số cao trong kỳ thi đánh giá năng lực thì thí sinh cần rèn luyện kỹ năng tư duy để hiểu cũng như nắm bắt được “từ khóa chính” trong đề thi một cách nhanh chóng nhất.

Bên cạnh đó, trong quá trình ôn luyện thi tại nhà, các bạn hãy học cách loại trừ đáp án một cách nhanh chóng và hiệu quả. Luyện tập càng nhiều đề càng tốt, điều đó sẽ giúp tăng tốc độ làm bài của thí sinh.

II. Kinh nghiệm thi đánh giá năng lực – Trong khi thi

Vậy trong khi đang làm bài thi đánh giá năng lực chúng ta cần làm gì để bài thi đạt được hiệu quả cao nhất? Bạn hãy tham khảo ngay những “bí kíp” sau đây:

1. Đọc kỹ yêu cầu và phần hướng dẫn của đề

Trong quá trình thi, việc đầu tiên thí sinh cần lưu ý đó chính là đọc thật kỹ phần hướng dẫn khi làm bài và yêu cầu của đề bài. Có như vậy, thí sinh mới tránh khỏi việc mắc lỗi/ sai lầm trong thời gian thi.

Đã có rất nhiều thí sinh gặp phải lỗi này: không đọc kỹ yêu cầu đề và phần hướng dẫn. Từ đó dẫn đến một vài lỗi sai “bất cẩn”, bài thi có thể bị trừ điểm hoặc bị không tính điểm vì vi phạm quy chế thi.

2. Luôn giữ tinh thần tự tin

Về cơ bản, đề thi đánh giá năng lực/ đánh giá tư duy thật sự không quá khó. Vậy nên, để chinh phục được mức điểm cao, thì chiến lược cốt lõi thi ĐGNL ở đây chính là bạn phải biết cách vận dụng kiến thức đã học trên trường một cách khéo léo, cũng như luyện tập khả năng tư duy chuyên biệt cho các dạng đề này.

kinh-nghiem-thi-danh-gia-nang-luc-3

Khi bạn đã nắm vững kiến thức và thành thạo kỹ năng tư duy rồi thì yếu tố tinh thần chính là yếu tố tiên quyết còn lại. Bạn hãy giữ vững tinh thần tự tin khi bước vào phòng thi. Tránh lo lắng quá nhiều để ảnh hưởng đến tâm lý quá trình làm bài. Khi cảm thấy lo lắng thì bạn có tập trung hít thở một vài hơi thật chậm và sâu để lấy lại sự bình tĩnh. Bạn hãy nhớ mang theo mình một bình nước vào phòng thi để “hạ nhiệt” khi cần thiết nhé.

3. Phân bổ thời gian hợp lý trong quá trình thi

Việc phân bổ thời gian hợp lý được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp thí sinh đạt được điểm số cao trong kỳ thi đánh giá năng lực. Để làm được điều này, bạn nên học cách phân phối thời gian để đọc hiểu đầu bài, đọc hiểu hướng dẫn từng phần cùng từng câu hỏi trước khi chọn đáp án chính xác.

Thí sinh cũng nên phân chia thời gian cho từng phần thi để tối ưu hóa quá trình làm bài. Bằng cách này, thí sinh có thể biết được thời gian cần thiết để hoàn thành tất cả câu hỏi trong mỗi phần. Điều này sẽ giúp thí sinh tiết kiệm thời gian và đạt kết quả tốt hơn trong bài thi.

Hãy tận dụng thời gian một cách hợp lý cho từng câu hỏi để bạn có đủ thời gian để kịp xem lại toàn bộ các câu hỏi trong kỳ thi. Hoặc tiết kiệm thời gian để kiểm tra trước các câu hỏi khó trước khi tiếp tục vào phần thi tiếp theo. Hãy nhớ rằng, trong kỳ thi, ‘dễ trước, khó sau’. Nên đừng dành quá nhiều thời gian cho những câu hỏi khó, thay vào đó, hãy giải quyết các câu dễ trước, sau đó tiết kiệm thời gian để làm các câu hỏi khó.

Điểm thi sẽ được tính dựa trên số câu trả lời đúng, không bị trừ điểm nếu câu trả lời sai. Vì vậy, cần chú ý trả lời hết các câu hỏi của bài thi, không bỏ trống đáp án. Biết đâu lại có thể “ăn may”. Đây là một lưu ý quan trọng mà bạn cần ghi nhớ.

Một lời khuyên thi đánh giá năng lực khác là không nên hối hả sang phần tiếp theo khi vẫn còn thời gian, thay vào đó nên kiểm tra lại câu hỏi mà bạn chưa chắc chắn. Bởi vì khi thời gian kết thúc cho phần thi đó, bạn sẽ không thể quay lại để chỉnh sửa câu trả lời cho phần thi đó nữa.

 

Trên đây là một số kinh nghiệm thi đánh giá năng lực “đắt giá” mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn thí sinh. Ghi nhớ và nắm lòng ngay những mẹo thi đánh giá năng lực hiệu quả này để đạt được điểm số thật cao, xứng đáng với nỗ lực mà bản thân đã cố gắng nhé!