Thi nhiều đợt thi đánh giá năng lực, lấy kết quả nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Nếu thi nhiều đợt thi đánh giá năng lực, thì thí sinh sẽ lấy kết quả kỳ thi nào? Kết quả gần nhất hay kết quả cao nhất? Cùng Khóa Học Tốt tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Bài viết tham khảo thêm:

Thí sinh đã thi nhiều đợt thi đánh giá năng lực, nhà trường lựa chọn kết quả để xét tuyển nào?

Tại chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp ở Nghệ An, đại diện Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội lần lượt chia sẻ về cách thức tổ chức cho các kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL), kỳ thi đánh giá tư duy (ĐGTD) năm nay để sử dụng kết quả ứng tuyển vào các trường đại học.

1-thi-nhieu-dot-thi-danh-gia-nang-luc-lay-ket-qua-nao

Sử dụng kết quả những kỳ thi này như thế nào cho hiệu quả, đặc biệt quy định công nhận kết quả thi Đánh giá năng lực của hai Đại học Quốc gia như thế nào là câu hỏi được nhiều học sinh đặt ra ở ngay đầu chương trình.

Các em có thể sử dụng kết quả của kỳ thi/đợt thi cao nhất để dự tuyển vào ngành/trường sử dụng phương thức xét tuyển bằng kết quả này. Hoặc có thể sử dụng kết quả thi này với nguyện vọng 1, kết quả thi kia với nguyện vọng 2. Phần mềm xét tuyển sẽ xét từ trên xuống” – GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, giám đốc Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, tư vấn.

1-vi-sao-le-phi-thi-danh-gia-nang-luc-tang-cao-Nguyen-Tat-Thao
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: VNU

Có một vài băn khoăn “muốn thi tốt kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy cần phải có  trí thông minh đặc biệt, năng khiếu bẩm sinh” của thí sinh, các thầy cô đại diện cho từng cơ sở tổ chức các kỳ thi này đều khẳng định mọi học sinh đều có thể và đều đủ khả năng dự thi đánh giá tư duy, đánh giá năng lực.

Tuy “thước đo” của các kỳ thi này khác với kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng vẫn bám sát kiến thức và yêu cầu cơ bản trong chương trình THPT mà các em học sinh đã được học.

Vì thế các em học sinh nắm chắc kỹ năng, kiến thức cơ bản học tại trường và có thể tham khảo, làm thử những bài thi minh họa mà các cơ sở công bố thì đã có thể đạt kết quả tốt mà không cần phải luyện thi quá nhiều bên ngoài giờ học nhà trường.

Kỳ thi tốt nghiệp không còn đáng tin cậy?

“Tại sao có rất nhiều trường hiện nay lại sử dụng các bài thi đánh giá tư duy, đánh giá năng lực, phải chăng các trường không còn tin tưởng vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT?”, một thí sinh Trường THPT chuyên – Đại học Vinh đặt câu hỏi.

Đây cũng là mối băn khoăn của nhiều học sinh ở nhiều trường THPT khác nhau của Nghệ An tại chương trình tư vấn tuyển sinh.

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho rằng việc tổ chức nhiều kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy cũng như sử dụng đa dạng phương thức xét tuyển khác nhau chỉ để tăng thêm cơ hội xét tuyển cho thí sinh.

Các bài thi đánh giá năng lực, tư duy cũng được xây dựng sát hơn với mục tiêu tuyển sinh của những cơ sở đào tạo, nhưng không có nghĩa là kỳ thi tốt nghiệp THPT không còn đáng tin cậy.

Sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn là một phương thức xét tuyển mà các cơ sở đào tạo lựa chọn sử dụng trong kỳ tuyển sinh năm nay.

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Vụ Giáo dục Đại học – Bộ Giáo dục và Đào tạo, lưu ý sau khi đã đăng ký xét tuyển bằng nhiều phương thức khác nhau do nhiều trường quy định, thí sinh phải đăng ký các nguyện vọng xét tuyển theo thứ tự ưu tiên có trên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo đó, ngành học, trường học nào các em thích nhất thì xếp nguyện vọng đầu tiên. Vì hệ thống sẽ xét nguyện vọng từ trên xuống dưới. Nếu thí sinh đỗ trúng tuyển ở nguyện vọng nào, hệ thống sẽ dừng lại ở đó.

PGS.TS Vũ Thị Hiền, trưởng Phòng quản lý đào tạo – Trường đại học Ngoại thương, mượn hình ảnh những cánh cửa để hình dung về nhiều phương thức xét tuyển vào một trường hay một ngành trong bối cảnh hiện nay.

“Nhiều cửa nhưng các cửa không phủ nhận lẫn nhau. Các em chỉ cần quan tâm đến điều kiện xét tuyển của mỗi phương thức, thời hạn đăng ký xét tuyển và nhớ đăng ký chính thức theo thứ tự ưu tiên các nguyện vọng trên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, cô Hiền cho biết.

Tư vấn tuyển sinh liên quan tới biến động thời cuộc

Với câu hỏi “ngành công nghệ thông tin đã và đang sa thải hàng loạt nhân sự sau đợt dịch, không biết liệu với ngành an ninh mạng của công nghệ thông tin, cơ hội việc làm sẽ như thế nào?” thầy Nguyễn Tiến Thảo cho rằng cơ hội ở lĩnh vực công nghệ thông tin trong tương lai vẫn rất lớn, đặc biệt là ngành an ninh mạng.

Nhưng đây là một lĩnh vực rất rộng, bên trong đó có nhiều chuyên ngành sâu. Các em cần cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở tham khảo mô tả về nhiều chuyên ngành, đặc thù nghề nghiệp có phù hợp với bản thân hay không.

Theo các thầy cô trong ban tư vấn, với tuýp người có năng lực, kỹ năng tốt, dù lựa chọn công việc có cơ hội phát triển hẹp vẫn có thể có việc làm tốt và thành công.

Một số học sinh cũng quan tâm tới khối ngành nhân văn.

“Trước đây khối nhân văn thường hay bị lép vế bởi các khối ngành kỹ thuật, kinh tế nhưng có thông tin về biến động của cơ cấu ngành nghề gần đây, nhiều ngành nhân văn đang có cơ hội việc làm và vị thế xã hội cao hơn?”, một học sinh Trường THPT Phan Bội Châu – Nghệ An hỏi.

PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết có một số ngành trước đây hạn chế về vị trí việc làm nhưng hiện tại đã thay đổi.

Nhiều ngành đã có cơ hội việc làm tốt hơn trước đây như ngành báo chí truyền thông, ngành tâm lý, thậm chí ngành văn học. Sinh viên ra trường cũng có thêm nhiều cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau như biên kịch, biên tập, quản lý trong lĩnh vực văn học,nghiên cứu văn học,…