Kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn thông minh sĩ tử cần biết

5/5 - (1 bình chọn)

Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, kỳ thi vào lớp 10 tại các tỉnh thành sẽ lần lượt được diễn ra. Trong số các môn thi bắt buộc, Ngữ văn được xem là môn thi thách thức nhất đối với các sĩ tử trong quá trình ôn thi. Nhằm hướng các bạn đạt được mục tiêu cao nhất trong kỳ thi, sau đây, Khóa Học Tốt sẽ chia sẻ những kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn và chiến thuật làm bài thi đạt điểm cao.

Bài viết tham khảo thêm:

Kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn 

Đặt mục tiêu và kế hoạch tự học

Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình ôn tập cho kỳ thi vào 10 môn Ngữ văn, các bạn học sinh cần đặt mục tiêu và kế hoạch học tập cụ thể. Các mục tiêu và kế hoạch ôn tập sẽ giúp các bạn đánh giá được năng lực của mình và nâng cao kỹ năng ôn tập. Các bạn nên chia nội dung ôn thành hai phần tương ứng với phần Đọc hiểu và phần Làm văn trong đề thi:

– Đối với phần Đọc hiểu, Khóa Học Tốt đề nghị các bạn lên kế hoạch luyện tập một số lượng bài nhất định trong một ngày. Khi hoàn thành các mục tiêu trong ngày, các bạn sẽ củng cố được kiến thức và nâng cao kỹ năng.

– Với phần Làm văn, thay vì học thuộc lòng các văn mẫu, Khóa Học Tốt khuyên các bạn nên tập trung vào các ý chính, luận điểm, luận cứ, dẫn chứng cho từng dạng bài để tăng cường tư duy linh hoạt trong bài thi. Ngoài ra, các bạn nên tập luyện cách trình bày và chữ viết để tránh mất điểm không đáng có.

kinh-nghiem-on-thi-vao-lop-10-mon-ngu-van-1
Hãy đặt mục tiêu và kế hoạch tự học

Rèn luyện cách trình bày và luyện chữ viết

Nhiều bạn học sinh cho rằng không cần quá chú ý đến phần hình thức bài làm trong bài thi. Quan niệm này là sai lầm bởi vì trong barem điểm (bảng thang điểm) luôn có phần điểm cho việc trình bày.

Thực tế, không hiếm thí sinh mất điểm do lỗi trình bày (quá dài hoặc quá ngắn, lan man không đúng với trọng tâm câu hỏi,..). Vậy nên trong quá trình ôn thi, ngoài việc tập trung vào luyện đề, các bạn cũng nên rèn luyện và tập trình bày giống như một bài thi chính thức để tránh mắc những lỗi gây mất điểm “oan”.

Kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Khóa Học Tốt muốn chia sẻ đến bạn là tuyệt đối không trình bày theo dạng gạch ý đầu dòng, các luận điểm nên được chia thành các đoạn nhỏ, có sự thống nhất và phân tích giữa các đoạn. Với các luận điểm khác nhau bạn nên chia thành các đoạn nhỏ, làm sao để khi đọc lướt qua người chấm bài có thể hiểu được tuần tự nội dung phân tích bài làm của bạn.

Tập thói quen theo dõi tin tức

Một điểm quan trọng mà nhiều bạn học sinh thường bỏ qua đó là việc theo dõi tin tức. Trong kỳ thi vào 10 môn Ngữ văn, liên hệ với thực tế về một vấn đề là một trong những dạng câu hỏi quan trọng. Vì vậy, Khóa Học Tốt khuyên các bạn nên rèn thói quen theo dõi tin tức thường xuyên để áp dụng vào các dạng nghị luận xã hội đã học và có bài thi đạt điểm cao.

Luyện kỹ các dạng bài trong quá trình ôn tập và làm đề

Để ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi môn Văn, học sinh nên tập trung vào việc luyện tập các dạng bài khác nhau một cách liên tục. Điều này giúp học sinh phản xạ nhanh và tự tin khi gặp phải các dạng bài khác nhau trong đề thi. 

kinh-nghiem-on-thi-vao-lop-10-mon-ngu-van-2
Luyện kỹ các dạng bài trong quá trình ôn tập và làm đề

Ví dụ, học sinh có thể tập trung vào phần đọc hiểu trong các đề thi của lớp 10 và thực hiện bài tập liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó chuyển sang phần nghị luận văn học và tiếp tục thực hiện các bài tập khác.

Tăng cường tham khảo kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau

Một kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn được rất nhiều bạn học sinh áp dụng và đạt hiệu quả tốt chính là việc trong quá trình ôn thi Ngữ Văn ngoài việc học kiến thức ở trong sách giáo khoa, sách bài tập thì còn tham khảo thêm nhiều loại tài liệu khác để bổ sung kiến thức thêm kiến thức.

Bên cạnh đó, việc này còn giúp các bạn đa dạng hóa và củng cố thêm vốn để có thể áp dụng giúp cho bài nghị luận văn học của bản thân trở nên đa dạng và sinh động. Còn đối với những dạng bài tập về nghị luận xã hội, đọc thông tin và tài liệu còn giúp cho các bạn học sinh có lượng thông tin lớn để làm dẫn chứng.

Nguồn tài liệu tham khảo để giúp học sinh có thể đọc, học hỏi vô cùng rộng lớn và gần gũi, ví dụ như là: bài viết đạt điểm tốt của bạn bè, các anh chị khóa trên; sách tham khảo, truyền hình, mạng xã hội, báo chí,…

Kinh nghiệm làm bài thi vào 10 môn Ngữ Văn đạt điểm cao

Để đạt được điểm cao trong bài thi vào lớp 10 môn Ngữ văn thì kiến thức thôi chưa đủ mà các bạn học sinh còn cần có những chiến thuật làm bài thông minh. Với mỗi phần câu hỏi khác nhau, các bạn học sinh nên luyện cho mình những cách làm bài, trình bày và diễn giải phù hợp. Làm sao để tận dụng được tối đa tổng thời gian thi và kiến thức đã có sẵn để có thể hoàn thành bài thi một cách tốt nhất.

Phần thi đọc hiểu

1. Đọc kĩ đề và gạch chân dưới từ khóa

Đối với phần thi Đọc hiểu, đề bài sẽ cung cấp ngữ liệu để thí sinh trả lời các câu hỏi. Bí quyết để dành điểm cao trong phần thi này là đọc và gạch chân các từ khóa có trong câu hỏi trước khi đọc văn bản. Bằng cách này, thí sinh có thể xác định được đâu là nội dung mình cần tập trung khi đọc văn bản, tránh lan man vào những nội dung không cần thiết. 

2. Xác định dạng câu hỏi

Sau khi đã đọc kĩ và nắm được ý chính có trong câu hỏi, thí sinh nên định hình mức độ và dạng câu hỏi để định hướng cách trình bày. Đối với phần thi Đọc hiểu, thường các câu hỏi sẽ được phân theo các mức độ như sau:

  • Mức độ nhận biết: Thường yêu cầu thí sinh đọc và chiết suất thông tin liên quan đến các nội dung chính của ngữ liệu, phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ được sử dụng,…
  • Dạng thông hiểu: Thường yêu cầu thí sinh liên kết, kết nối thông tin, diễn giải thông tin đã đọc nhằm đánh giá về mức độ hiểu đề bài của thí sinh.
  • Dạng vận dụng: Thường sử dụng để đánh giá mức độ hiểu sâu và kiến thức thực tế, khả năng ứng dụng vào trải nghiệm của thí sinh.
kinh-nghiem-on-thi-vao-lop-10-mon-ngu-van-3
Kinh nghiệm làm bài thi vào 10 môn Ngữ Văn đạt điểm cao

3. Tìm các thông tin tương ứng với những từ khóa ở bước đầu

Đây là phần thí sinh cần đặc biệt lưu ý bởi vì có ý nghĩa rất quan trọng trong phần bài làm của các bạn. Tuy những câu hỏi đặt ra trong phần đọc hiểu chỉ ở mức thông hiểu nhưng nhiều bạn học sinh vẫn thường mất điểm do trình bày bài làm không rõ ràng. 

Ví dụ: Khi đề yêu cầu chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ, thí sinh nên trình bày lần lượt như sau: 

  • Tên biện pháp tu từ (trích dẫn câu văn có sử dụng biện pháp đó); 
  • Phân tích tác dụng của phép tu từ (phép tu từ làm nổi bật điều gì, đặc điểm, ý nghĩa của phép tu từ đó với câu văn,…); 
  • Đánh giá về khả năng của người viết (thái độ tình cảm, khả năng quan sát,..)

Phần thi nghị luận xã hội

Phần thi nghị luận trong đề thi Ngữ văn vào lớp 10 thường là phần khó đối với nhiều thí sinh. Lý do là vì đây là phần thi không thể “học tủ” do kiến thức yêu cầu vận dụng rất nhiều từ đời sống thực tế. Tuy nhiên, nếu thí sinh biết kỹ thuật làm bài cũng như tư duy đúng, hoàn toàn có thể ghi số điểm cao trong bài văn nghị luận xã hội này. 

Khi làm bài văn nghị luận xã hội, thí sinh lưu ý bài văn phải trả lời được 4 câu hỏi: 

  • Vấn đề là gì? 
  • Vấn đề ấy được biểu hiện như thế nào? 
  • Tác động của vấn đề đó đối với đời sống (tích cực hay là tiêu cực)? 
  • Vấn đề được liên hệ thực tế như thế nào?

Một bài văn nghị luận được đánh giá cao nếu thí sinh được luận điểm rõ ràng, các bước chứng minh, giải thích cho vấn đề phù hợp với thực tế. Vậy nên, các bạn học sinh nên luyện tập thật nhiều để tránh mất điểm ở trong phần làm văn này.

Phần thi nghị luận văn học

Đối với văn bản truyện, để bài văn có đủ ý, thí sinh cần đảm bảo đủ 4 yếu tố: 

  • Cốt truyện (sự kiện chính, diễn biến của sự kiện theo trình tự); 
  • Ngôi kể (ý nghĩa của sử dụng ngôi kể với tác phẩm); 
  • Nhân vật (về hoàn cảnh, tính cách, vai trò ở trong tác phẩm); 
  • Chủ đề của tác phẩm (ý nghĩa chủ đề tác phẩm, các chi tiết nghệ thuật được cài cắm và ý nghĩa của chúng với tác phẩm).

Đối với văn bản thơ, thí sinh cần đảm bảo bài văn của mình đầy đủ các yếu tố như:

  • Nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ có trong đề bài là gì? 
  • Các biện pháp nghệ thuật ở trong đoạn thơ có tác dụng gì (phân tích và nêu ý nghĩa của phép tu từ ấy)? 
  • Tổng kết, khái quát tình cảm của tác giả thể hiện qua tác phẩm và qua đoạn thơ phân tích. 

Đặc biệt trong phần này, thí sinh nên bám sát vào trích đoạn thơ đề đã cho, tránh lan man vào những nội dung khác gây ra lạc đề. 

Bên cạnh đó, ngay từ quá trình học, các bạn cũng cần có phương pháp và cách soạn văn hiệu quả bởi vì chính những bài soạn là dàn ý và là tư liệu quý giá trong suốt quá trình ôn tập.

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn và chiến thuật để làm bài thi điểm cao được Khóa. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình ôn tập trước kỳ thi mang tính chất “bước ngoặt” này!