“Bỏ túi” những kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn Toán đạt điểm tối đa

5/5 - (1 bình chọn)

Vào mỗi dịp cuối năm, học sinh lớp 9 lại gấp rút để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Đối với nhiều bạn, Toán học luôn là bộ môn “ác mộng” bởi lượng kiến ​​thức khổng lồ và những công thức toán học “khó nhớ”. Để giúp các sĩ tử khắc phục tình trạng này, bài viết dưới đây Khóa Học Tốt sẽ chia sẻ những kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn Toán hiệu quả giúp các bạn đạt điểm tối đa trong kỳ thi chuyển cấp sắp tới!

Bài viết tham khảo thêm:

I – Nắm chắc cấu trúc đề thi tuyển sinh vào 10 môn Toán

Đề thi vào lớp 10 môn Toán ở các tỉnh thành trên cả nước có cấu trúc dao động từ khoảng 5 – 10 câu, thường là khoảng 6 đến 8 câu hỏi. Nếu như số câu hỏi ít, thì mỗi câu hỏi sẽ có có nhiều ý nhỏ và ngược lại, nếu số câu hỏi nhiều thì mỗi câu chỉ từ khoảng 1 tới 2 ý nhỏ. Tuy nhiên dù số câu hỏi là bao nhiêu thì nội dung các câu hỏi trong đề đều sẽ xoay quanh các chủ đề sau:

  1. Rút gọn biểu thức chứa căn và bài toán liên quan.
  2. Giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình
  3. Giải phương trình chứa căn, hệ phương trình đại số
  4. Các bài toán liên quan đến phương trình bậc hai và ứng dụng hệ thức Vi-et
  5. Các bài toán đồ thị hàm số bậc hai
  6. Bất đẳng thức. Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số.
  7. Các bài toán thực tế liên quan đến lãi suất ngân hàng, diện tích,..
  8. Chuyên đề hình học liên quan đến tứ giác nội tiếp, hệ thức lượng trong tam giác vuông.

II – Kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn Toán hiệu quả

1. Chuẩn bị kiến thức 

Về kiến thức, hầu hết đều nằm trong chương trình lớp 9, tuy nhiên với môn Toán thì kiến thức thường có liên quan đến nhau rất nhiều. Vậy nên, các bạn phải ôn tập lại những kiến thức của các lớp dưới, tự hệ thống lại những kiến thức liên quan nhau để ghi nhớ. Một số dạng toán các bạn cần lưu ý sau:

  • Các dạng bài tính toán, rút gọn căn thức, và những bài toán liên quan.
  • Hàm số bậc nhất: y = ax +b và hàm số y = ax²
  • Phương trình bậc hai, phương trình chứa căn thức dạng cơ bản, phương trình trùng phương, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.
  • Định lý Vi-et và các bài toán ứng dụng, phương trình bậc hai chứa tham số.
  • Các bài toán thực tế, những bài toán đố giải phương trình và hệ phương trình, bài toán về giá cả, phần trăm, số lượng,…
kinh-nghiem-on-thi-vao-lop-10-mon-toan-1
Hãy chuẩn bị thật kỹ và nắm chắc kiến thức

Về kiến hình học, các bạn chú ý phải ôn lại các kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9, định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết của các hình (Hình thang, hình thoi, hình chữ nhật, hình bình hành, hình vuông). Công thức tính diện tích của các hình, độ dài của đường tròn, cung tròn, công thức để tính thể tích của một số hình không gian.

Đối với những bạn thi vào lớp chuyên Toán, cần lưu ý không sử dụng kiến thức hay những bộ đề có tính chất lạ của cấp ba, nhất là ở trong phần hình học, muốn sử dụng cần phải chứng minh lại.

2. Chuẩn bị kỹ năng làm bài thi Toán vào 10

Kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn Toán tiếp theo chính là trong lúc ôn tập, các bạn cần làm nhiều bài tập để tập phản xạ bởi vì trong phòng thi không có nhiều thời gian. Các bạn cần phải làm nhanh và chính xác kết quả, những bài làm sai kết quả thường bị thấp điểm.

Với mỗi bài toán bạn cần đọc kỹ đề và làm đến kết quả cuối cùng, tránh trường hợp làm giữa chừng rồi thấy không làm được thì bỏ đó, thà làm ít mà hoàn thành bài toán còn hơn làm nhiều bài giống nhau mà bỏ dở giữa chừng, tạo thành một thói quen xấu.

kinh-nghiem-on-thi-vao-lop-10-mon-toan-3
Kỹ năng làm bài cũng như trình bày bài làm cũng rất quan trọng

Việc trình bày bài toán cũng rất quan trọng, vậy nên các bạn nên rèn luyện bằng cách tìm các đề thi của các năm trước để làm và trình bày cẩn thận trong thời gian cho phép.

Khi làm đề bạn cần tập trung trong thời gian cụ thể, tự tạo cảm giác như đang ở trong phòng thi. Lúc làm đề chú ý mình sẽ chọn câu dễ làm trước và khó làm sau, ghi chép thật cẩn thận và tự kiểm tra lại với đáp án có sẵn.

Dạng toán nào bản thân chưa làm được hay chỗ nào sai thì cần phải rèn luyện thêm và ghi chú lại, để tránh việc sai sót sau này.

Bài làm cần trình bày rõ ràng, mạch lạc theo từng bước, các bài toán hình thì nhớ chú ý hình vẽ, vẽ đúng hình, bởi vì sai hình thì có thể sẽ không có điểm.

Đối với những bạn thi vào chuyên Toán, việc trình bày bài thi logic chặt chẽ càng quan trọng hơn. Có những ý chỉ cần bạn suy luận sai một chút của ý chính thì sẽ không được cho điểm. Chính vì vậy, các bạn phải tập trình bày bài bài thi toán cẩn thận, logic, ý tưởng rõ ràng.

3. Chuẩn bị tâm lý và sức khỏe

Giai đoạn ôn luyện thi này các bạn chú ý và sức khỏe, kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn Toán ở đây chính là nên ăn uống bình thường, ngủ đủ giấc, tránh việc thức quá khuya, tránh những trò chơi nguy hiểm dễ gây chấn thương,…

Mỗi bạn đều đã lựa chọn nguyện vọng trường THPT cho mình rồi, vậy nên các sĩ tử phải tự tin vào khả năng của mình, tự tin lạc quan để làm bài tốt, hướng đến một kỳ thi thành công.

III – Kinh nghiệm làm bài thi toán vào 10 hiệu quả

1. Lấy điểm tuyệt đối các câu hỏi dễ

Trong đề thi tuyển sinh môn Toán vào lớp 10, những câu ở vị trí đầu tiên thường là các câu hỏi dễ. Điển hình như là bài toán rút gọn biểu thức chứa căn hoặc bài toán liên quan. Đối với những câu hỏi này, các bạn chỉ cần thực hiện theo đúng các bước sau: 

  • Đặt điều kiện cho biểu thức có nghĩa
  • Quy đồng mẫu số
  • Thu gọn biểu thức 

Như thế là các bạn đã có thể dành trọn số điểm tuyệt đối câu 1 rồi đó!

2. Các câu khó làm cuối cùng

Một điều tất yếu và cực kỳ quan trọng chính là các câu khó nên để dành cuối cùng. 

Trong đề thi vào lớp 10 môn Toán, các câu hỏi phân loại học sinh thường nằm ở vị trí cuối cùng trong đề thi. Những câu hỏi này chỉ chiếm khoảng 0,5 – 1 điểm và được sử dụng để phân loại học sinh giỏi, dành cho những thí sinh muốn học các trường công lập top đầu. Nhìn chung các câu hỏi này thường xoay quanh hai chủ đề chính là Giải phương trình – Hệ phương trình hoặc Bất đẳng thức – Cực trị.

Các câu hỏi này không quá khó, xoay quanh những kỹ thuật quen thuộc mà các bạn đã được học vậy nên bình tĩnh phân tích sẽ giải quyết được. Khóa học tốt nhấn mạnh rằng, các câu hỏi dễ hay khó thì cũng có điểm số như nhau vậy nên các bạn học sinh cần chú ý tránh sa đà vào các câu hỏi khó mà không ăn trọn được điểm các câu hỏi dễ. 

3. Một số lưu ý khi làm bài thi Toán vào 10

kinh-nghiem-on-thi-vao-lop-10-mon-toan-2_11zon
Một số lưu ý khi làm bài thi Toán vào 10

– Chuẩn bị dụng cụ (thước, compa, thước đo độ,…) đầy đủ, đúng theo nội quy của kỳ thi.

– Đọc đề cẩn thận, đánh dấu những câu dễ, quen thuộc, gạch chân dưới các từ khóa quan trọng.

– Vẽ và làm sớm bài Toán hình, đừng trễ quá vì dễ vẽ hình sai.

– Bài nào làm được thì cần trình bày rõ ràng, cẩn thận, tính toán chính xác.

– Câu nào bản thân không làm được trọn vẹn nhưng vẫn có ý gì đúng, các bạn cứ viết ra, có thể trong đáp án ý đó vẫn dành được điểm.

– Sau khi hoàn thành bài thi (hoặc chưa kịp làm các câu khó) vẫn nên dành thời gian để kiểm tra lại lại những câu đã làm trước khi nộp bài.

Các sai sót của thí sinh thường gặp cần lưu ý: 

  • Tính toán sai 
  • Thiếu điều kiện hoặc không kiểm tra lại điều kiện để mất hoặc là dư nghiệm
  • Đọc sai hoặc thiếu ý của đề bài
  • Trình bày vắn tắt, cẩu thả
  • Vẽ hình sai, thiếu nét hoặc thiếu tên điểm,… 

Phải nhớ rằng giáo viên chấm điểm thì chỉ chấm trên kết quả bài làm, chứ các bạn không có ở đó giải thích ý làm bài thi của mình.

Trên đây là bài viết chi tiết chia sẻ những kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn Toán và lưu ý khi làm bài thi Khóa Học Tốt gửi đến bạn. Hãy tham khảo thật kỹ và Ôn thi vào lớp 10 môn Toán thật tốt, chúc các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi vào 10 sắp tới nhé!