Bật mí kinh nghiệm thi đánh giá tư duy 2023 Đại Học Bách Khoa Hà Nội

5/5 - (1 bình chọn)

Kỳ thi đánh giá tư duy của Đại Học Bách Khoa hiện đang là một kỳ thi rất HOT và là mục tiêu của nhiều sĩ tử. Để giúp các thí sinh có thể đạt được kết quả tốt nhất, Khóa Học Tốt sẽ chia sẻ những kinh nghiệm thi đánh giá tư duy tổng hợp từ các thầy cô luyện thi lão luyện cùng một số tân sinh viên Bách Khoa từng đạt điểm cao trong kỳ thi ĐGTD trong bài viết hôm nay.

Tham khảo thêm:

I. Kinh nghiệm thi đánh giá tư duy – Trước kỳ thi

Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi đánh giá tư duy, sau đây là một số kinh nghiệm trước kỳ thi ĐGTD dành cho bạn:

Chuẩn bị sẵn sàng tư thế tốt nhất trước kỳ thi

Để chuẩn bị tư thế sẵn sàng tốt nhất cho kỳ thi, các thí sinh cần:

a) Nắm rõ các thông tin về kỳ thi đánh giá tư duy

Lưu ý đầu tiên các bạn thí sinh cần biết chính là “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Để chuẩn bị tốt nhất và vượt qua kỳ thi đánh giá tư duy khá mới lại này, chắc chắn bạn phải nắm rõ những thông tin về nó. Cụ thể là:

  • Kỳ thi đánh giá tư duy là gì 2023?
  • Lịch thi đánh giá tư duy 2023?
  • Địa điểm thi đánh giá tư duy 2023?
  • Cách đăng ký thi đánh giá tư duy 2023?
  • Lệ phí thi đánh giá tư duy 2023?
  • Phổ điểm thi đánh giá tư duy năm 2022?
  • Danh sách các trường đại học công nhận kết quả bài thi đánh giá tư duy,..
  • Sự thay đổi về cấu trúc đề thi và đề cương đánh giá tư duy năm 2023.

b) Đưa ra lộ trình ôn luyện hợp lý và hiệu quả

Tiếp theo, các bạn cần lập cho bản thân một bản kế hoạch cụ thể cùng phương pháp ôn luyện thi phù hợp. Qua đó giúp bạn tránh khỏi các vấn đề như học tủ, học lệch, sai cấu trúc đề, lãng phí thời gian, thiếu hiệu quả, thiếu khoa học,… 

kinh-nghiem-on-thi-danh-gia-tu-duy-1

Để việc ôn luyện sẽ diễn ra suôn sẻ và mang lại hiệu quả hơn. Bạn nên:

  • Hãy tắt tất cả các loại thiết bị điện tử khi ngồi vào bàn học. Quan trọng là chất lượng giờ học. Học trong 2 tiếng tập trung còn hơn cả ngày ngồi mở sách ra rồi lại đóng vào.
  • Tin vào chính bản thân mình và sức mạnh của việc TỰ HỌC. Đừng nghe theo những bí kíp thần thánh, những lời đồn đại về khóa học, sách tràn lan trên mạng,… Nếu muốn đầu tư, hãy lựa chọn những trung tâm, khóa học uy tín nhé!
  • Chọn khung thời gian bạn thấy hiệu quả nhất.
  • Cần nắm vững phương pháp học tập từng môn
  • Việc nhồi nhét là tự sát. Chỉ nên làm 1 đề/ngày.
  • Tạo cho mình không gian học tập riêng để tránh bị làm phiền 
  • Đảm bảo sức khỏe bằng cách ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

c) Ôn tập lại kiến thức cơ bản

Kỳ thi đánh giá tư duy Đại Học Bách Khoa Hà Nội không đánh giá cũng như kiểm tra thí sinh về kỹ năng học thuộc lòng. Do đó, các bạn hãy ôn tập và nắm chắc kiến thức nền tảng. Khi thật sự nắm vững được kiến thức nền tảng, thi sinh sẽ dễ dàng linh hoạt giải quyết các vấn đề có trong bài thi. 

d) Tập làm quen cùng với dạng bài tính toán và logic

Dạng bài tính toán và logic được xem là dạng bài tương đối mới mẻ đối với những thí sinh thi TN THPT. Những câu hỏi trong phần thi này thường hường rất ít khi xuất hiện trong đề thi TN THPT Quốc gia. Vậy nên, khi mới tiếp xúc, nhiều bạn tỏ ra khá bỡ ngỡ. 

Để khắc phục được điều này, các thí sinh cần phải luyện đề thật nhiều để làm quen dần với kiểu bài này.

e) Rèn luyện khả năng tư duy

Để có thể đạt được kết quả cao trong kỳ thi ĐGTD, thí sinh cần rèn luyện thêm kỹ năng tư duy để hiểu cũng như xác định được từ khóa chính có trong các câu hỏi nhanh chóng nhất. 

Bên cạnh đó, trong quá trình tự ôn thi tại nhà, thí sinh hãy tập suy luận, tư duy cũng như luyện phương pháp loại trừ đáp án thật nhanh. Làm càng nhiều đề sẽ giúp các bạn thực hiện bài thi nhanh và hiệu quả hơn lúc thi chính thức. 

Giữ gìn sức khỏe và chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết

Nên ngủ trước 12 giờ. Nếu không tập dần thói quen ngủ sớm, đến ngày thi bạn vẫn sẽ trằn trọc tới gần sáng. Đây là bài học đắt giá của nhiều tiền bối. Đêm trước hôm thi họ không thể ngủ được cho đến 2 giờ sáng và 4 giờ đã bị tỉnh giấc. Đến lúc vào phòng thi cảm giác mệt mỏi và khó tư duy vô cùng.

Đừng quên chuẩn bị các “bảo bối” này trước khi bước vào phòng thi:

  • Một chai nước: Uống nước sẽ giúp thí sinh trấn an tốt, cũng là cách để “hạ nhiệt tim” và “làm mát não”. 
  • Đem theo nhiều bút để dự phòng. 
  • Máy tính bỏ túi mang vào trong phòng thi theo quy định, phải đối chiếu cùng với danh mục do trường ĐHBKHN công bố.
  • Thẻ dự thi và CMT/CCCD. Khi nhận được giấy báo dự thi phải kiểm tra đầy đủ thông tin cá nhân, địa điểm thi, phòng thi,…
  • Đồng hồ đeo tay để kiểm soát thời gian.

Trang phục dự thi nên được chuẩn bị kỹ lưỡng

Không có quy định nghiêm ngặt về trang phục trong nội quy kỳ thi đánh giá tư duy, tuy nhiên thí sinh nên ăn mặc lịch sự, đúng với chuẩn mực và bản thân cảm thấy thoải mái.

Đồng phục học sinh chính là sự lựa chọn hàng đầu cho thí sinh khi băn khoăn không biết mặc gì khi đi thi. Đây là trang phục quen thuộc, đồng thời cũng giúp tạo cảm giác thầy trò trong lớp khi vào phòng thi.

Tạo tâm lý thoải mái trước khi làm bài thi

Tâm lý là yếu tố vô cùng quan trọng, đôi khi nó còn mang tính quyết định đối với kết quả bài thi cuối cùng. Do đó, các sĩ tử phải có tâm lý thật thoải mái. Thí sinh thường có gần 30 phút ngồi đợi trước khi thi, hãy giao lưu với thầy cô coi thi hay các bạn thí sinh xung quanh để thư giãn tâm lý nhé! Ngoài ra thi sinh cũng có thể uống vài ngụm nước để bản thân cảm thấy thoải mái hơn.

 

II. Kinh nghiệm thi đánh giá tư duy – Trong lúc thi

Để lúc dự thi đạt được hiệu quả tốt nhất, thí sinh nên áp dụng một số kinh nghiệm ngay sau đây:

Đọc kỹ phần hướng dẫn và yêu cầu của bài thi

Việc đầu tiên các bạn thí sinh cần lưu ý chính là phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi bắt đầu làm bài. Nhờ vậy, thí sinh mới nắm chắc và hiểu rõ được yêu cầu quan trọng bài thi đưa ra.

Nhất định cần phải đọc kỹ đề!!! Làm ơn hãy đọc kỹ đề!!! Bây giờ chỉ 1 câu thôi là bạn đã bỏ qua hàng nghìn đối thủ rồi. 

Phân bổ thời gian hợp lý trong quá trình làm bài 

Phân bổ thời gian hợp lý là một yếu tố, kỹ năng quan trọng giúp thí sinh đạt điểm số cao trong kỳ thi ĐGTD. Hãy học cách để phân bổ thời gian sử dụng để đọc hiểu đầu bài, đọc hiểu phần hướng dẫn có trong từng phần, từng câu hỏi trước trước khi đưa ra quyết định để chọn lựa đáp án chính xác.

Hãy cố gắng tiết kiệm thời gian làm từng câu hỏi để có thể kịp kiểm tra lại một lần nữa tất cả các câu hỏi trong cùng một phần thi. Hoặc tiết kiệm thời gian để làm những câu hỏi khó trước khi tới với phần thi tiếp theo. 

Phải luôn nhớ rằng “dễ trước khó sau” 

Đừng nên tiêu tốn quá nhiều thời gian với những câu hỏi khó. Khi đó, bạn hãy hoàn thành những câu dễ trước, tiết kiệm thời gian để sau đó có thể làm những câu hỏi khó.

Thà đánh nhầm còn hơn bỏ sót

“Ở ĐH Bách Khoa, thà không làm còn hơn là làm sai rồi bị trừ điểm” – Đây chính là câu nói kinh điển của các anh chị sinh viên Bách Khoa khi nói đến các bài thi trên lớp. 

Tuy nhiên, một lưu ý vô cùng quan trọng chính là thí sinh cần nắm rõ là điểm bài thi đánh giá tư duy được tính dựa trên tổng số câu chính xác và không bị trừ điểm với các câu trả lời sai. Vậy nên, hãy trả lời hết tất cả câu hỏi có trong bài thi, không được để trống một đáp án nào các bạn nhé. 

Đừng vội chuyển sang phần tiếp theo

Một chú ý nữa là nếu bạn còn thời gian sau khi hoàn thành một phần thi, đừng vội chuyển sang phần tiếp theo luôn mà nên kiểm tra lại những câu hỏi bạn chưa chắc chắn. Bởi vì thí sinh không thể quay lại phần thi trước để sửa lại câu trả lời khi thời gian của phần thi ấy đã kết thúc.

Không để xung quanh làm ảnh hưởng tới tâm lý bản thân

kinh-nghiem-on-thi-danh-gia-tu-duy-2

Để tập trung được vào bài thi không phải là một điều dễ dàng, do có quá nhiều yếu tố tác động đến chúng ta như: Tâm lý, tiếng ồn, giám thị, tốc độ làm bài của thí sinh khác,… Vì thế, hãy chuẩn bị tâm lý vững vàng để không bị tác động bởi các yếu tố xung quanh trong phòng thi. Cụ thể như:

  • Luôn tâm niệm: “Đề thi khó là sẽ khó đối với hầu hết mọi người, không chỉ riêng đối với mình. Cho nên bạn chỉ cần làm hết sức”.
  • Phải tin rằng tất cả thí sinh không phải là “siêu nhân” vậy nên chẳng ai có thể nhớ được tất cả những gì họ đã học.
  • Khi làm bài, đừng quan tâm đến thí sinh khác. Chẳng hạn như gặp vấn đề máy tính, kỹ thuật, làm bài nhanh, đi ra về sớm,…
  • Hít thở đều, hãy dành một vài phút để cơ thể thư giãn.

 

III. Kinh nghiệm thi đánh giá tư duy – Sau khi thi

Sau khi kết thúc một phần thi, thường tâm lý và cảm xúc của thí sinh sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi vì kết quả của phần thi trước. Vậy làm sao để giữ tinh thần và chuẩn bị tốt nhất cho phần thi sau, dưới đây là một số kinh nghiệm Khóa Học Tốt muốn gửi đến các bạn:

  • Sau khi kết thúc phần thi, hãy luôn giữ vững tinh thần lạc quan và hy vọng, dù cho kết quả phần thi xong như thế nào thì cũng phải luôn tin rằng bản thân đã cố gắng hết sức.
  • Cần có thời gian nghỉ ngơi trước khi bước vào phần thi tiếp theo.

 

Với những kinh nghiệm thi đánh giá tư duy hữu ích Khóa Học Tốt đã chia sẻ trong bài. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn hoàn thành tốt kỳ thi đánh giá tư duy năm 2023 sắp tới. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết sau!