Chi tiết về các môn thi đánh giá năng lực chính thức năm 2023

5/5 - (1 bình chọn)

Kỳ thi đánh giá năng lực/ đánh giá tư duy ngày càng được nhiều trường Đại học/ Học viện/ Cao đẳng lựa chọn làm phương thức xét tuyển nhập học trong năm 2023. Học sinh đang ráo riết tìm hiểu những kỳ thi riêng này bởi những lợi ích mà chúng đem lại. Bài viết dưới đây sẽ gửi tới các bạn danh sách những môn thi đánh giá năng lực của những kỳ thi hiện có. Các bạn tham khảo nhé!

Bài viết tham khảo thêm:

1. Thi đánh giá năng lực là gì?

Kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) và kỳ thi Đánh giá tư duy (ĐGTD) hiện đang là hai trong những kỳ thi nhận được nhiều sự quan tâm từ quý phụ huynh và các bạn học sinh, bởi kết quả của hai kỳ thi này cũng được nhiều trường Đại học/ Học viện/ Cao đẳng nhận làm một trong những phương thức xét tuyển đầu vào (bao gồm cả những trường Đại học top đầu).

mon-thi-đánh-gia-nang-luc-1

Các môn thi đánh giá năng lực thường gồm những câu hỏi để kiểm tra trình độ hiểu biết tổng quát các vấn đề/ các môn học như: Ngôn ngữ; tư duy logic và phân tích số liệu; Toán học;  Giải quyết vấn đề (liên quan đến lĩnh vực vật lý, hóa học, địa lý, lịch sử và sinh học).

Mục đích cơ bản của việc tham dự kỳ thi này là để Xét tuyển đại học, đánh giá năng lực của học sinh theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông mới; Định hướng nghề nghiệp cho học sinh dựa trên năng lực, kỹ năng tư duy cá nhân; Kiểm tra lại kiến thức liên quan đến tự nhiên, xã hội, kỹ năng, tư duy, thái độ sống của người học…

2. Bài thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?

STT Kỳ thi ĐGNL Cấu trúc Môn thi đánh giá năng lực
1 Đại học Quốc gia Hà Nội 3 phần:

– Phần 1: Tư duy định lượng (toán học)

– Phần 2: Tư duy định tính (ngôn ngữ – văn học)

– Phần 3: Khoa học (Xã hội – Tự nhiên)

Gồm 7 môn: Vật lý, Hóa học, Toán học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
2 Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chính Minh 3 phần:

– Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ (Tiếng Việt, Tiếng Anh)

– Phần 2: Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu

– Phần 3: Giải quyết vấn đề (Sinh, Sử, Lý, Hóa, Địa)

Gồm 8 môn: Toán học, Vật lý, Sinh học, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch Sử, Địa lý
3 Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Gồm 6 môn: Toán học, Vật lý, Sinh học, Hóa học, Ngữ văn. Tiếng Anh
4 Đại học Sư phạm Hà Nội Gồm 8 bài thi tương ứng với 8 môn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý
5 Đại học Bách Khoa Hà Nội (Đánh giá tư duy) 2 phần:

Phần 1 bắt buộc gồm:

– Toán tự luận, trắc nghiệm

– Đọc hiểu: bài luận về kỹ thuật công nghệ

Phần 2 tự chọn gồm:

– Tự chọn 1: KHTN (Vật lý, Hóa học, Sinh học)

– Tự chọn 2: Tiếng Anh hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS

Gồm 6 môn: Toán học, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học. Tiếng Anh
6 Bộ Công an 2 phần:

– Trắc nghiệm: gồm Khoa học tự nhiên (KHTN), Khoa học xã hội (KHXH), Ngôn ngữ.

– Tự luận: lựa chọn 1 trong 2 lĩnh vực là Ngữ văn hoặc Toán học.

Gồm 8 môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, Tiếng Anh, Toán học

Bài thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức gồm có 150 câu hỏi hình thức trắc nghiệm. Cấu trúc đề thi ĐGNL gồm ba phần: Tư duy định lượng, Tư duy định tính và Khoa học (tổng hợp của 7 môn học bao gồm Vật lý, Hóa học, Toán học, Sinh học, Ngữ Văn, Lịch Sử và Địa lý).

Bài thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh gồm 3 phần thi là Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; Ngôn ngữ; Giải quyết vấn đề. Để làm được bài thi năng lực này, thí sinh phải ôn tập kiến thức của cả 8 môn học bao gồm: Tiếng Anh, Ngữ Văn, Toán học, Hóa học, Vật lý, Sinh học, Lịch Sử, Địa lý.

Kỳ thi Đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm TPHCM được tổ chức chuyên biệt thông qua 06 bài thi đánh giá tương ứng với 6 môn học là: Vật lý học; Hóa học; Toán học; Sinh học; Tiếng Anh và Ngữ văn. Tương tự, Kỳ thi Đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội gồm 8 bài thi tương ứng với 8 môn gồm: Ngữ văn, Ngoại ngữ, Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí.

Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực của Bộ Công an gồm hai phần: Trắc nghiệm và Tự luận. Phần trắc nghiệm sẽ đánh giá tổng quan kiến thức của thí sinh trong 3 lĩnh vực:; Khoa học xã hội, Ngôn ngữ và Khoa học tự nhiên. Ở phần tự luận, thí sinh được phép lựa chọn một trong hai lĩnh vực là Ngữ văn hoặc Toán học. Như vậy, tổng kết những môn học mà thí sinh phải ôn thi là:  Hóa học, Sinh học, Vật lý, Lịch sử, Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh (hoặc Tiếng Trung Quốc) và Toán học.

1-mon-thi-danh-gia-nang-luc

3. Thi đánh giá năng lực 2023 ở đâu?

Đối với kỳ thi đánh giá năng lực, do chúng mang tính đặc trưng riêng của mỗi trường nên các trường đại học tổ chức kỳ thi ĐGNL sẽ đưa thông báo cụ thể về thời gian thi, địa điểm thi, ca thi thi đến thí sinh đăng ký thông qua những phương tiện truyền thông như tin nhắn SMS, Email, Website,….

Những thông báo này sẽ dựa trên quy định riêng của mỗi trường nên chúng rất khác nhau. Do đó mỗi sĩ tử cần phải tự giác thường xuyên cập nhập thông tin mới nhất trên các trang web của trường đại học mà bạn đăng ký. 

Trên đây là bài viết tổng hợp những môn thi đánh giá năng lực chính thức năm 2023. Các bạn hãy tham khảo bài viết này để tự mình tạo ra một lộ trình ôn thi hiệu quả cho riêng bản thân mình nhé. Chúng tôi sẽ luôn ở đây, và luôn cập nhật những thông tin mới nhất cho các bạn. Chúc các bạn thi tốt nhé!